Mình pass PMP từ T2/2008, sau đó thì có đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn nhiều anh chị khác nhau về các kiến thức kỹ năng quản lý dự án trong suốt hơn 10 năm vừa qua. Bài viết chia sẻ này dựa trên bài học kinh nghiệm thực tế của mình đã viết về quá trình chuẩn bị và thi PMP, cũng bao gồm các kinh nghiệm mình tổng hợp và chia sẻ giúp nhiều học viên của mình thi chứng chỉ PMP thành công. Bài khá dài, mình viết ở mức đầy đủ nhất giúp ACE không phải đi tra cứu từ nhiều nguồn khác nhau.
1. Quyết định thi
Cần xác định mục tiêu ôn luyện & thi chứng chỉ – chúng ta thi để làm gì? Hoặc tại sao lại thi?
Một số bạn xác định luyện thi chỉ là để hệ thống hóa lại kiến thức, kỹ năng và hoàn thiện hiểu biết của mình về các công cụ, kỹ thuật áp dụng trong quản lý dự án theo các chuẩn mực đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Đa số là để có được chứng chỉ, khẳng định năng lực của mình trong nghề quản lý dự án, từ đó có được các lộ trình vị trí công việc rõ ràng hơn với thu nhập tốt hơn.
Mục đích của mình xuất phát ban đầu từ nhu cầu của Công ty (chưa có PMP nào, trong khi công ty cần chứng minh năng lực quản trị với khách hàng) và sau đó qua tìm hiểu thêm thì thấy thực sự người làm quản lý dự án sẽ cần những chứng chỉ được công nhận quốc tế kiểu này, cũng là cơ hội để có thể tổng hợp, mở rộng và chuẩn hóa lại kiến thức/kỹ năng của mình về quản lý.
2. Điều kiện để tham gia thi
Cái này không quá khó và cũng không mất nhiều chi phí để có được:
- Bằng cấp: chỉ cần THPT trở lên nên không phải vấn đề với mọi người nhỉ?
- Kinh nghiệm làm quản lý dự án: trong khoảng 8 năm gần đây, bạn cần có 36 tháng kinh nghiệm làm quản lý các dự án khác nhau với tổng số giờ trực tiếp tham gia vào làm các công việc quản lý này các công đoạn dự án từ 4500 giờ trở lên (nếu tốt nghiệp đại học, THPT sẽ cần nhiều hơn).
- 35h đào tạo: cái này nếu bạn chưa hoặc không có điều kiện học khóa học của trung tâm được ủy quyền của PMI (thường giá khá cao) thì chỉ cần mua và học hết nội dung khóa học của Udemy. Bạn có thể mua khóa http://bit.ly/pmp-prep-course-pmbox6, cần pass các bài quiz, test của nó nhưng không khó cộng việc nó cho test lại thoải mải + giá thì khá rẻ – cứ khoảng 2 tuần nó lại chạy sale ở mức $10)
Mấy điều kiện này khi khai báo trong PMP application form của PMI thì cần cẩn trọng thông tin đúng đắn, phòng trừ trường hợp bị chọn audit ngẫu nhiên. Phần khai báo kinh nghiệm quản lý dự án cũng cần có mô tả hợp lý, để được nhận định đó đúng là các công việc quản lý dự án thật.
3. Lên kế hoạch và chuẩn bị thời gian ôn
ACE quyết chốt thi thì nên tập trung đánh nhanh đánh gọn trong vòng 2-3 tháng, không nên để dài quá hơn để đỡ mất nhiệt và xác định trước điểm rơi (thời điểm thi) mình có thể dành ra nhiều thời gian ôn (ví dụ xin nghỉ phép vài ngày) để chạy tăng tốc (luyện đề, trước khi về đích).
Thời gian cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tẹo (du di tầm 1 tháng) tùy theo vào kinh nghiệm/hiểu biết làm quản lý dự án thực tế và khả năng đọc hiểu tiếng Anh của bạn.
Nên tham ra cùng một nhóm nào đó để cùng thúc đẩy nhau học. Giai đoạn trước tăng tốc thì nên tham gia một lớp học nào đó để đẩy nhanh tốc độ nắm bắt kiến thức và được chia sẻ kinh nghiệm/practices thực tế
- Hình thức thì online hay offline đều được – online thì dễ sắp xếp hơn, đỡ phải đi lại, nhưng hơi hạn chế về mặt tương tác/trao đổi và phụ thuộc tốc độ kết nối và mình cũng phải chủ động hơn
- Sau (thậm chí trong) lớp học chúng ta có thể lập nhóm cùng “đẩy” nhau về đích.
- Lớp học có thể kéo thêm sang giai đoạn luyện đề có mentor (GV) guide
Về thời gian học thì tùy theo background của từng người (về kinh nghiệm, hiểu biết trong quản lý dự án và khả năng đọc hiểu tiếng Anh), thường trung bình ở mức 2h/ngày để đọc sách và làm practices cuối chương. Giai đoạn gần cuối có thể tăng số giờ lên (tầm 5h/ngày) để vừa làm đề, vừa tìm và xem lại các nội dung liên quan và sau đó là kiểm tra lại các câu sai.
Các giai đoạn và nội dung học mình theo các bước như bên dưới. Các bước 3-5 thì cần có việc review lại notes trước khi làm bài test + khi làm các câu sai cần hiểu rõ được tại sao mình sai. Thời gian mình để thời gian trung bình cần có, nó có thể nhanh hơn, hoặc chậm hơn tẹo tùy theo mỗi người. Kế hoạch chi tiết thì bạn có thể dựa trên khung sườn các mốc này để lên lịch trình cụ thể cho mình
- Khởi động (1 tuần): nghiên cứu, tìm hiểu, quyết định học và thi
- Chạy thông thường (1 tháng): học theo lớp, đọc kiến thức & làm practices trong sách (nên là Rita)
- Vượt ngại vật (2 tuần): review lại theo từng areas và làm fastrack (tầm 50 câu, 2 lần), fill gaps
- Tăng tốc (1.5 tuần): làm LiteMock (tầm 50 câu/đề, tỷ lệ % cấu hỏi như đề thật), review & fill gaps
- Về đích (1.5 tuần): làm Full-test + review lại notes & các nội dung còn yếu (các câu sai).
4. Tài liệu, nội dung sử dụng
Về sách, đa số mọi người đọc & học theo cuốn là PMP Exam Prep (9th edition) của Rita Mulcahy (thường gọi là sách Rita) và cuốn PMBOK Guides (the 6th edition) của PMI. Trong đó cuốn Rita là chính, PMBOK có thể dùng một cách hiệu quả trong bước Vượt ngại vật ở trên (vì đặc thù cuốn này là ngắn, cô đọng và là bộ chuẩn chính của chính PMI, áp dụng trong kỳ thi PMP). Ngoài ra, một số bạn cũng dùng cuốn Head First PMP, 4th Edition thay vì Rita. HeadFirst giải thích các khái niệm, thuật ngữ theo hướng gắn với các tình huống cuộc sống (các bạn ít kinh nghiệm làm dự án thì có thể thấy cuốn này hữu ích, nhưng lưu ý là nó không giống với các câu hỏi tình huống thường thấy trong đề thi).
Về các câu hỏi luyện thi, các bạn có thể dựa trên bộ đề của Rita Fastrack, Scordo và một số đề full từ Udemy hay kiếm được bên ngoài. Thực tế đề Fastrack khá dài, và tương đối giống đề test thật. Scordo thì câu hỏi ngắn hơn, nhưng cũng là nguồn tốt để các bạn luyện tập.
Bài thi thực tế gồm 200 câu hỏi, trong đó có 25 câu được cài vào (mà người thi không biết) để thử nghiệm đề và không tính điểm.
5. Đăng ký, đặt lịch thi và đi thi
Nói chung, khoảng 1 tháng sau khi bắt đầu ACE nên đăng ký luôn PMI Membership. Phí membership $129, được 1 năm tham khảo được nhiều thứ có giá trị trên PMI như tài liệu, sách, templates + phí dự thi được giảm mức lớn hơn $129 so với non-membership ($534 vs $555), vậy nên đăng ký đi, đừng chần chừ.
Sau đó là làm hồ sơ thi. Trước khi submit hồ sơ thi thì nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia về nội dung submit của mình nếu không chắc chắn đề tránh bị reject hồ sơ – thông tin phân bổ effort vào các areas & nội dung mô tả phải nhất quán với nhau và mang nghĩa mô tả công việc PM trong dự án.
Sau khi submit hồ sơ, thì có thể hồ sơ mình bị random chọn audit. Lần thi PMP bị chọn audit, hồi đó mất mất tầm 1 tháng để chuẩn bị hồ sơ và gửi duyệt
Tầm 1 tuần sau khi submit hồ sơ thì sẽ nhận được phê duyệt hồ sơ (hoặc bị phản hồi reject sau khi PMI review nội dung – cái này rủi ro thấp nếu mình chuẩn bị kỹ bước khai báo)
Duyệt hồ sơ xong thì chúng ta mới phải nộp phí thi nhé. Tốt nhất ACE nên nộp luôn, sau khi nộp sẽ thấy có trách nhiệm hơn hẳn với việc ôn luyện của mình đấy các bạn.
Nộp phí thi xong thì PMI sẽ cho chúng ta cái code (PMI Eligibility ID) để có thể book lịch thi tại Prometric. Mã này có thể được dùng để book lịch thi trong vòng 1 năm.
Book lịch thi thì ACE nên chọn ngày giờ phù hợp mình – cố gắng chọn thời điểm ta có thể tỉnh táo nhất để làm bài. Thường Prometric sẽ gọi mình đến sớm hơn để thi nếu họ còn slot trống đấy. Mình book lịch thi lúc 9h00 nhưng họ gọi có mặt lúc 6:30-7:00, 7:00 mình đến vào kiểm tra cái cho thi luôn.
Mình cần mang theo Passport (có ảnh, có chữ ký). Check lại với Prometric khi tham gia đợt thi PMI-ACP của mình vửa rồi thì thực ra với PMP chúng ta chỉ cần mang CMT và cái credit card là được.
Trước ngày thi chúng ta nên chuẩn bị cho mình có 1 tinh thần và sức khỏe tốt nhất nhé. Mình chót uống mỗi cái trà thôi mà tối trằn trọc mãi không ngủ được, may mà sáng hôm sau vẫn tỉnh táo.
Đi thi thì ta cứ đến sớm hơn tẹo, thong dong ngồi uống café ngắm đường phố tầm 30 phút trước khi vào thi nhé, làm tinh thần và tự tin của ta lên rất nhiều đó. ACE nhớ uống nước nôi + đi vệ sinh đầy đủ nhé ạ, trong thi họ recommend không cho ra. Trong phòng thi mình không được mang bất kỳ thứ nào vào đâu nhé (kể cả máy tính con, phần mềm thi có sẵn rồi)
6. Kết thúc & tiếp tục
Cũng còn nhiều cái để mô tả cảm giác sau khi click nút END sau khi làm Survey cũng như cảm giác sau khi ra khỏi phòng thì nhưng cái này để ACE tự cảm nhận, hihi.
Bài viết khá dài, nội dung thì có nhiều, ko thể liệt kê hết được. Nếu ACE quan tâm các chi tiết hơn thì cứ đăng ký lại email qua form https://goo.gl/forms/fSLKDQae5d1sJ4Sw2 mình sẽ share thêm.