PMBOK Guide v6 có gì mới?

Từ 26/3/2018, hệ thống thi chứng chỉ PMP sẽ được PMI áp dụng theo các tiêu chuẩn được cập nhật và công bố trong tài liệu PMBOK Guide v6. Việc này có tác động tích cực hơn tới việc quản lý dự án theo xu thế hiện tại. Tuy nhiên, các thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng tới những ai đã từng học theo khung kiến thức PMBOK Guide v5 và muốn đăng ký thi PMP sau khi áp dụng chuẩn mới này.

Bài việc sẽ giới thiệu tới các bạn về những thay đổi chính, giúp những người đang làm quản lý dự án có được định hướng cũng như thông tin cập nhật về các hoạt động quản lý trong dự án. Nó cũng sẽ giúp các bạn đang chuẩn bị thi có cái nhìn bao quát hơn về các thay đổi, từ đó có sự chuẩn bị chủ động, tích cực hơn cho kỳ thi của mình.

Điểm đầu tiên phải kể đến là sự bổ sung 2 nhóm năng lực mà PM cần phải có để có thể thích ứng vào môi trường năng động và mau thay đổi hiện nay cũng như xu thế phát triển của ngành công nghiệp. Với sự bổ sung này, ngoài ra các kỹ năng và năng lực chuyên nghiệp (skills & competencies), PM cần phải đáp ứng các chuẩn năng lực theo PMI Talent Triangle (Tam giác tài năng của PMI).

Như vậy, PM cần sở hữu nhóm 3 năng lực như sau:

  • Strategic & Business Management (Quản lý chiến lược và quản lý kinh doanh): hiểu được sự phù hợp và tương xứng của dự án bạn đang quản lý đối với các chiến lược kinh doanh của tổ chức. PM cần có khả năng phân tích sự cạnh tranh, thị trường, và giúp bạn hiểu được ảnh hưởng của các yêu cầu luật pháp và các mô hình kinh doanh v.v…
  • Leadership Skills (Kỹ năng lãnh đạo): Những kỹ năng lãnh đạo cần thiết để bạn có thể thúc đẩy và truyền cảm hứng cho project team của bạn bao gồm
    • emotional intelligence (EI = trí thông minh cảm xúc),
    • problem solving (giải quyết vấn đề),
    • team building (xây dựng đội ngũ)
    • influencing (gây ảnh hưởng).
  • Technical Skills (năng lực kỹ thuật): là năng lực kỹ thuật chuyên môn và quản lý dự án trong ngành công nghiệp liên quan

PMBOK Guide v6 cũng có sự đổi tên hai vùng kiến thức:

  • Time Management đổi sang Schedule Management nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập và quản lý tiến độ dự án.
  • HR Management đổi sang Resource Management nhằm phản ánh thực tế đã và đang diễn ra là PM phải quản lý mọi tài nguyên dự án như nhân lực, trang thiết bị, máy thi công, nhà xưởng, vật tư vật liệu, giấy phép/bản quyền sở hữu trí tuệ v.v… chứ không chỉ nhân lực.

Trong mỗi vùng kiến thức đều có bổ sung thêm các nội dung

  • Các khái niệm chính (key concepts)
  • Các xem xét điều chỉnh (tailoring considerations)
  • Các phát triển và thực hành mới (the developments and new practices)

Tập trung vào phương pháp luận Agile (linh hoạt) và thích nghi

Phương pháp Agile đã được PMI lưu tâm nhằm đáp ứng xu thế thay đổi ngày càng nhanh về môi trường kinh doanh nói chung và các yêu cầu sản phẩm thực tế nói riêng. PMBOK Guide v6 đã có thêm hẳn một chương hướng dẫn về phương pháp luận này – “Agile Practice Guide”.

Các quy trình chi tiết cũng có một số thay đổi

  • Bỏ quy trình Close Procurement (các nội dung đang có được chuyển sang các quy trình Control Procurement và Close Project)
  • Thêm ba quy trình: Manage Project Knowledge, Implement Risk Responses, Control Resources.

  • Sáu quy trình được mang tên mới nhưng vẫn giữ nội dung cơ bản như version trước

  • Thay đổi trong cấu phần của Kế hoạch quản lý dự án Project Management Plan và vai trò của Tài liệu dự án (Project Documents) hay việc bổ sung khái niệm Escalate Response

Với tư cách một PM thực thụ, chuyên nghiệp bạn chắc chắn sẽ thấy rất bổ ích từ việc bạn ứng dụng những thay đổi trong PMBOK 6 vào trong các dự án của bạn