Quản lý chất lượng dự án

Thành công của việc hoàn thành một dự án đúng thời hạn và đúng ngân sách là không nhỏ chút nào. Tuy nhiên, trong quản lý dự án, ngay cả khi bạn đạt được thành công này thì chiến thắng sẽ chỉ là giả dối khi bạn nhận ra rằng kết quả chuyển giao của bạn không đáp ứng được yêu cầu. Bạn cần phải hiểu cách thức quản lý chất lượng, duy trì chất lượng trong điều kiện ràng buộc về thời gian, ngân sách và tài nguyên – những thứ mà bạn sẽ phải đối mặt trong suốt quá trình triển khai dự án.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thường được hiểu là khả năng đáp ứng hoặc vượt quá nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng hoặc nhà tài trợ với một mức phí hợp lý, trong một khoảng thời gian cho phép. Quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án thông qua 3 quy trình như dưới đây

  1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng (Plan Quality Management): là quy trình xác định yêu cầu chất lượng và/hoặc tiêu chuẩn chất lượng của dự án và các sản phẩm bàn giao, lập tài liệu về việc dự án sẽ thực hiện như thế nào để đạt được các yêu cầu chất lượng. Lợi ích của quy trình này là cung cấp hướng dẫn và định hướng cho việc chất lượng sẽ được quản lý và công nhận(tạm dịch từ validate là công nhận) như thế nào trong suốt dự án.
  2. Thực hiện đảm bảo chất lượng (Perform Quality Assurance): là quy trình  kiểm tra các yêu cầu chất lượng và kết quả từ việc kiểm soát chất lượng có tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng đã được áp dụng hay không. Lợi ích của quy trình này là nhằm cải tiến các quy trình chất lượng trong dự án.
  3. Kiểm soát chất lượng (Control Quality): là quy trình giám sát và lưu lại các kết quả của các hoạt động chất lượng nhằm đánh giá hiệu suất và đề nghị các thay đổi cần thiết. Lợi ích của quy trình này là nhằm xác định nguyên nhân của các quy trình kém hay sản phẩm kém chất lượng để có hành động loại bỏ chúng, công nhận các sản phẩm bàn giao và các công việc đã đạt được các yêu cầu của các bên liên quan để nghiệm thu dự án.

 

Ý kiến của bạn